Kinh tế – xã hội Đồng Hỷ

Kinh tế

Từ năm 1986 trở về trước, Đồng Hỷ là một huyện có nền kinh tế thuần nông, với thành phần kinh tế tập thể là chủ yếu. Trong nông nghiệp, cây lương thực (bao gồm lúa và hoa màu) chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là cây chè. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bình quân lương thực 142kg/1 người/1 năm (cả màu). Sau năm 1987, nhờ có đường lối đổi mới, kinh tế huyện Đồng Hỷ có bước phát triển đa dạng, phong phú và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.[13]

Năm 2000, nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ 31,9%; thương mại – dịch vụ chiếm 42,6%; công nghiệp – xây dưng chiếm 25,5%. Năm 2006 có sự biến đổi tỷ lệ tương ứng như sau: nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ 24,8%; thương mại – dịch vụ chiếm 39,1%; công nghiệp – xây dưng chiếm 36,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 là 7,1% đến năm 2006 đạt 10,6%. Bình quân trong 5 năm (kể từ năm 2002 cho đến năm 2006) mỗi năm đạt 10,2%.[13]

Năm 2012, thu ngân sách huyện đạt 747,8 tỷ đồng, xếp thứ 4 toàn tỉnh.[26]

Năm 2017, thu ngân sách huyện đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2016.[27] Trong đó:

– Giá trị sản xuất đạt 660,3 tỷ đồng.[28]

Năm 2018, huyện Đồng Hỷ đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2018 đạt 14,46% với thu ngân sách đạt trên 1.528 tỷ đồng nhờ thu hút các vốn đầu tư[7]. Trong đó:

– Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) đạt 1.981 tỷ đồng.[7]

– Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng (theo giá so sánh 2010) đạt 2.215 tỷ đồng.[7]

– Giá trị sản xuất nông, công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) đạt 1.231 tỷ đồng.[7]

– Giá trị thu hút nguồn vốn đầu tư đạt trên 1.400 tỷ đồng.[7]

Năm 2019, tổng thu ngân sách huyện là 1.633,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách phải nộp cho nhà nước là 847,6 tỷ đồng.[29]

Tính đến 6 tháng đầu năm năm 2020, thu ngân sách huyện Đồng Hỷ đạt 1.916 tỷ đồng[30].

Huyện Đồng Hỷ có vị trí địa lý thuận lợi, phần lớn là tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên. Huyện cũng thuộc vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều mỏ đá và mỏ sắt trên địa bàn. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với khu du lịch hoa tam giác mạch Bản Tèn,... các di tích lịch sử, cách mạng. Huyện Đồng Hỷ có một lượng lớn đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và có nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển, kích cầu kinh tế của huyện.

Huyện Đồng Hỷ đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND huyện đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại huyện theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại huyện.[7]

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Từ năm 2000, Đồng Hỷ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trên cơ sở xác định 4 cụm công nghiệp chính, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng vùng, động viên, khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế đầu tiên cho sản xuất. Nghề truyền thống được duy trì và phát triển; tạo thêm nghề mới, sản phẩm làm ra đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.[13]

Năm 2005, trên địa bàn huyện có 11 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết đã cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Toàn huyện có tổng 64 hợp tác xã, tổ hợp (cũng đã được chuyển đổi), hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.[13]

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng từ 25,5% năm 200 lên đến 34,7% năm 2006, đa cơ cấu của huyện từ "Nông, lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ" (năm 2000) sang cơ cấu "Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Nông lâm nghiệp – dịch vụ" (năm 2006) với tỷ lệ tương ứng 36,9% – 24,0% và 39,1%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002–2006 của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân đạt 17,4%/năm.[13]

Nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chính của huyện Đồng Hỷ. Từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, nhất là từ năm 1991 đến năm 2006 sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch mùa vụ xóa bỏ độc canh, tực túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.[13]

Trong sản xuất nông nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, đa các loại giống mới vào sản xuất đại trà, nâng hệ thống số sử dụng đất, do đó trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm của đầu thế kỷ XXI tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ ổn định bình quân 5,2% một năm. Năng suất cây trồng tăng dần đều. Riêng lúa, năm 1991 bình quân 14,2 tạ/ha lên 42,58 tạ/ha năm 2005 (tăng gấp 3 lần so với năm 1991), đa tổng sản lượng lương thực từ 24.118 tấn năm 1998 lên 37.274 tấn vào năm 2006, sản lượng lương thực từ năm 1998 đến năm 2006 bình quân mỗi năm tăng trên 1.800 tấn. Bình quân lương thực xấp xỉ 300kg/1 người/1 năm.[13]

Huyện Đồng Hỷ có một số cây trồng mang tính hàng hóa nhiều cây chè, cây ăn quả và những cây công nghiệp ngắn ngày. Năm 2005, toàn huyện có tổng 2.538 ha chè, hàng năm cho thu hoạch 19.554 tấn chè búp tươi hàng hóa; có 2.979 ha cây ăn quả, thu hoạch 3.500 tấn quả. Giá trị sản xuất vườn đồi đạt 22 triệu đồng/1 ha.[13]

Chăn nuôi đã trở thành ngành chính và có tỷ suất hàng hóa cao. Năm 2002, tổng đàn lợn của huyện có 46.585 con và xuất chuồng 2.517 tấn thịt lợn hơi thương phẩm. Năm 2006 cả đầu lợn và trọng lượng xuất chuồng đều tăng 4,3%. Riêng đàn bò tăng 35,7% so với năm 2002.[13]

Lâm nghiệp

Tính đến năm 2005, đất rừng và đồi núi của huyện Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích tự nhiên. Phần lớn rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ từ năm 1991 cho đến năm 1998 giảm bình quân 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục hồi, cộng với chủ trương đóng cửa rừng của Nhà nước.[13]

Trong những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ đã có những chính sách về rừng nên tốc độ phục hồi khá mạnh. Ngoài rừng tái sinh được chăm sóc bảo vệ, mỗi năm bình quân toàn huyện trồng được 150 ha rừng. Xét về lâu dài tiềm năng kinh tế lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ rất là lớn.[13]

Thương mại dịch vụ

Mạng lưới thương mại dịch vụ được mở rộng xuống đến từng thôn xóm. Các cơ sở kinh doanh, bao gồm cả chợ khu vực được nâng cấp mở rộng, mặt hàng đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân của các xã vùng cao và miền núi. Nhìn chung, thị trường huyện Đồng Hỷ những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ và lành mạnh. Giá trị mức bán lẻ năm 2006 đạt 198.912 tỷ đồng so với 94.404 tỷ đồng của năm 2000. Năm 2006, toàn huyện có 1.527 hộ gia đình kinh doanh, dịch vụ.[13]

Cho đến năm 2006, huyện Đồng Hỷ có một số chợ chính như sau: chợ Chùa Hang (thị trấn Chùa Hang), chợ Trại Cau (thị trấn Trại Cau), chợ Sông Cầu (thị trấn Sông Cầu), chợ Trại Cài (xã Minh Lập), chợ Khe Mo (xã Khe Mo),...

Từ năm 1986 trở về trước, Đồng Hỷ là một huyện có nền kinh tế thuần nông, với thành phần kinh tế tập thể là chủ yếu. Trong nông nghiệp, cây lương thực (bao gồm lúa và hoa màu) chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là cây chè. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bình quân lương thực 142kg/1 người/1 năm (cả màu). Sau năm 1987, nhờ có đường lối đổi mới, kinh tế huyện Đồng Hỷ có bước phát triển đa dạng, phong phú và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.[13]

Năm 2000, nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ 31,9%; thương mại – dịch vụ chiếm 42,6%; công nghiệp – xây dưng chiếm 25,5%. Năm 2006 có sự biến đổi tỷ lệ tương ứng như sau: nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ 24,8%; thương mại – dịch vụ chiếm 39,1%; công nghiệp – xây dưng chiếm 36,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 là 7,1% đến năm 2006 đạt 10,6%. Bình quân trong 5 năm (kể từ năm 2002 cho đến năm 2006) mỗi năm đạt 10,2%.[13]

Năm 2012, thu ngân sách huyện đạt 747,8 tỷ đồng, xếp thứ 4 toàn tỉnh.[26]

Năm 2017, thu ngân sách huyện đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2016.[27] Trong đó:

– Giá trị sản xuất đạt 660,3 tỷ đồng.[31]

Năm 2018, huyện Đồng Hỷ đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2018 đạt 14,46% với thu ngân sách đạt trên 1.528 tỷ đồng nhờ thu hút các vốn đầu tư[7]. Trong đó:

– Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) đạt 1.981 tỷ đồng.[7]

– Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng (theo giá so sánh 2010) đạt 2.215 tỷ đồng.[7]

– Giá trị sản xuất nông, công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) đạt 1.231 tỷ đồng.[7]

– Giá trị thu hút nguồn vốn đầu tư đạt trên 1.400 tỷ đồng.[7]

Năm 2019, tổng thu ngân sách huyện là 1.633,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách phải nộp cho nhà nước là 847,6 tỷ đồng.[29]

Tính đến 6 tháng đầu năm năm 2020, thu ngân sách huyện Đồng Hỷ đạt 1.916 tỷ đồng[30].

Huyện Đồng Hỷ có vị trí địa lý thuận lợi, phần lớn là tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên. Huyện cũng thuộc vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều mỏ đá và mỏ sắt trên địa bàn. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với khu du lịch hoa tam giác mạch Bản Tèn,... các di tích lịch sử, cách mạng. Huyện Đồng Hỷ có một lượng lớn đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và có nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển, kích cầu kinh tế của huyện.

Huyện Đồng Hỷ đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND huyện đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại huyện theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại huyện.[7]

Giao thông – thủy lợi – điện lực

Tính đến năm 2005, huyện Đồng Hỷ có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với tổng chiều dài 729,8 km, trong đó có 15,5 km quốc lộ 1B chạy ngang qua huyện, tỉnh lộ dài 27 km, đường liên xã dài 57,5 km, đường xã dài 170 km và đường liên xóm dài tổng cộng 403,9 km. Mật độ đường toàn mạng lưới là 13,4 km/km2; 67,2 km/1 vạn dân. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Chất lượng vào loại trung bình ở miền núi.[13]

Cho đến năm 2005, toàn huyện có 183 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có hai hồ chứa nước lớn, 6 hệ thống bơm điện, 40 tuyến mương trong đó có 25 tuyến được bê tông hóa cùng với một số công trình thủy lợi nhủ đủ tới cho 50% diện tích chiêm xuân của huyện.[13]

Tính đến cùng năm 2005, huyện Đồng Hỷ nằm trong hệ thống điện lưới miền Bắc, có 6 tuyến lưới 35kV đi qua với tổng chiều dài là 72 km và một lưới điện 6kV có chiều dài 33 km. Toàn huyện có 55 trạm biến áp, 100% số xã có lưới điện quốc gia, trên 80% số hộ được dùng điện.[13]

Mức sống

Mức sống dân cư, theo kết quả điều tra của huyện Đồng Hỷ năm 2006: tỷ lệ hộ giàu chiếm 20,50%, hộ trung bình chiếm 59,55% và hộ nghèo chiếm 20%, không còn có hộ đói. 90% số hộ vùng thấp có nhà xây, hầu hết các gia đình có phương tiện nghe nhìn, 25% số hộ có xe máy. Toàn huyện có 7.158 máy điện thoại cố định, 481 điện thoại di động.[13]

Các trung tâm y tế

  • Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ

An ninh – quốc phòng

thumb|Ảnh chụp Bộ Tư lệnh Quân khu 1 vào năm 2011Bộ tư lệnh Quân khu 1 đóng tại huyện Đồng Hỷ có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng Đông Bắc bộ Việt Nam và bảo vệ thủ đô Hà Nội từ phía bắc và đông bắc. Quân khu bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và là một trong 7 quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.[6]

Giáo dục

Công tác giáo dục đã và đang được quan tâm thực hiện tốt; tính từ năm 2015 cho đến năm 2018 đã xây dựng được thêm 12 trường học đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường học trên toàn huyện đạt chuẩn Quốc gia là 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn Quốc gia (trong đó có 6 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), toàn bộ các cán bộ và giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Luôn giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và xóa mù chữ mức độ 2 tại toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở hằng năm đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.[7]

Y tế

Tính đến năm 2018, toàn bộ Trạm y tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình về mục tiêu y tế – dân số và phòng chống dịch bệnh đã được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám và chữa bệnh đảm bảo theo Luật khám chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và ngày càng nâng cao; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.[7]

Chính sách xã hội

Cho đến đầu năm 2018, các chính sách xã hội của huyện đã được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm.[7]

Hệ thống kết cấu hạ tầng

Hệ thống điện

Nguồn cung cấp điện cho huyện Đồng Hỷ hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV – 12kV – 6kV/380V/220V; hầu hết các đường phố chính tại các thị trấn, khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn huyện đều có đầy đủ đèn chiếu sáng ban đêm.[32]

Hệ thống nước sinh hoạt

Huyện Đồng Hỷ hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Hóa Thượng[33][34] và nhà máy nước Trại Cau[35].

Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông

Một trạm phát thanh công cộng tại xã Hóa ThượngTrạm phát sóng mạng Vinaphone tại xã Minh Lập (có từ năm 1998)
Đoạn viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện đoạn viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Huyện có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn huyện đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 4 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile.Báo chí:

Phát thanh:

  • Đài truyền thanh truyền hình Đồng Hỷ: tần số 99 MHz

Đây cũng là cơ quan ngôn luận của huyện, với hệ thống loa công cộng phủ sóng rộng khắp trên địa bàn, cùng sóng không dây FM. Đài cũng đã đưa vào vận hành chương trình truyền hình Đồng Hỷ trên sóng TN1 – Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên.

Đây là kênh thông tin của Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên, với thời lượng 16 tiếng/ngày qua sóng FM. Cung cấp các thông tin thời sự trong tỉnh, trong và ngoài nước, cùng nhiều lĩnh vực khác.

Truyền hình:

  • Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1HD (thời lượng 24h/ngày), kênh khoa giáo và giải trí TN2HD (thời lượng 18h/ngày. Hiện nay kênh TN1 đã phủ sóng vệ tinh Vinasat1.2, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB T2, cùng nhiều hệ thống truyền hình như VTVCab HD, VTC, MyTV của VNPT, NextTV, FPT, và các hệ thống truyền hình OTT trên di động. Kênh TN2 cũng có thể xem qua vệ tinh, truyền hình VTC với chất lượng hình ảnh HD.
  • Ngoài ra hầu hết các kênh truyền hình quốc gia và quốc tế đặc sắc cùng các kênh địa phương khác đã được phân phối thông qua các hệ thống truyền hình trả tiền đang hiện diện tại Thái Nguyên như VTVCab, VTC, AVG, K+, FPT, MyTV, NextTV,...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng Hỷ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baoquankhu1.vn/ http://baothainguyen.vn/tin-tuc/thoi-su-trong-tinh... http://baothainguyen.vn/tin-tuc/van-ban-chinh-sach... http://www.gso.gov.vn/dmhc2015/ http://thainguyen.gov.vn/thanh-pho-huyen-thi-xa/-/... http://donghy.thainguyen.gov.vn/ http://donghy.thainguyen.gov.vn/ban-lanh-dao2 http://donghy.thainguyen.gov.vn/di-tich-danh-thang http://donghy.thainguyen.gov.vn/dia-gioi-hanh-chin...